THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ XÃ ĐỨC LONG
THÔNG TIN GIỚI THIỆU
* Tên xã qua các thời kỳ:
Trước Cách mạng tháng tám đến 1956: xã Tân Dân.
Từ năm 1956 đến nay: xã Đức Long.
* Xã có 10 thôn: Phượng Thành; Long lập; Lộc Phúc; Tân Sơn; tân Việt; Tân Tượng; Hợp đồng; Đô Vịnh; Thịnh Cường; Cầu Đôi. Năm 2012 sát nhập lại nay có 07 thôn gồm Phượng Thành, Long Lập, Lộc phúc, Long Sơn, Đồng Vịnh, Thịnh Cường, Cầu Đôi.
* Diện tích; 1023,16ha; Dân số 1563 hộ gồm 5540 người.
* Vị trí địa lý: Xã Đức Long năm ở phía Nam Thị Trấn Đức Thọ;
Phía Bắc giáp xã Bùi Xá, Đức Yên và Tùng Ảnh;
Phía Nam giáp xã Đức Lập, Đức Lạc;
Phía Đông giáp với xã Đức Lâm, Đức Lập;
Phía Tây giáp Đức Hòa và Tùng Ảnh.
* Địa hình: Vùng Hạ Long đồng bằng trồng lúa nước, 2 vùng còn lại bám chân núi cao hơn nhiều lần so với vùng Hạ Long. Có đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài của xã. Có đường Tỉnh lộ 5 chạy qua trung tâm xã và kênh Linh Cảm chạy bám Trà Sơn từ Bắc đến Nam. Có Hồ chứa nước Phượng Thành rộng 22,6ha nằm về phía Tây Bắc. Có chợ Bàu là trung tâm buôn bán giao lưu hàng hóa miền xuôi ngược.
I: Đặc điểm hình thành phát triển qua các thười kỳ:
- Trước Cách mạng tháng 8 là bốn Làng thuộc Tổng Đồng công Phủ Đức Thọ: Nhân Thi; Đồng cường; Mỹ Xuyên; Đồng Hòa.
- Tháng 8/1945 thành lập 4 làng trên thành xã Tân Dân – huyện Đức Thọ.
- Năm 1947 nhập thêm làng Kính Kỵ thuộc xã Nê lĩnh.
- Tháng 10/ 1953 xã Tân Dân được chia thành 2 xã: xã Tân Lập và xã Tân Dân.
Trước cách mạng tháng 8 chế độ phong kiến và Đế quốc nhân dân bị áp bức bốc lột nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân đứng lên đấu tranh khởi nghĩa giành thắng lợi, nhân dân làm chủ đất quê nhà.
1975 sau khi cuộc kháng chiến giành thắng lợi xã đã tiễn đưa 1700 thanh niên nhập ngũ vào quân đội và thanh niên xung phong, 520 dân công hỏa tuyến, 98 người con hy sinh cho Tổ quốc, 262 người đã để lại một phần xương máu và sức lực trên chiến trường.
Là địa bàn có vị trí quan trọngvề chiến lược, có 29 cơ quan đơn vị đầu não của Tỉnh, huyện, quân đội và các cơ quan khác của nhà nước đóng quân.
Sau 1975 nước nhà thống nhất, Đảng bộ và nhân dân cần cù sáng tạo lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng đổi mới phát triển đi lên.
Năm 2000 Đảng bộ và nhân dân vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Quyết định số 567 KT/CTN ngày 08/11/2000 của Chủ tịch nước Trần Đức Lương danh hiệu đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II: Các danh thắng, di tích:
Hồ Phượng Thành: diện tích 26ha.
3 Nhà thờ Giáo họ: Nhân Thi; Đồng Cường; Cận Kỵ;
Nhà thờ họ Bùi: Thôn Lộc phúc.
Đền Đồng Cài thôn Cầu Đôi, Đền Cả Làng Đồng Cường, Đền Cụp thôn Long Sơn, Đền Voi Mẹp, Đền Vạn Cảnh, Chùa Bạch Lộc thôn Lộc Phúc.
III: Dòng họ tiêu biểu:
Họ Trần: Trần Chấn Uy – thac sỹ; quê quán xóm Lộc Phúc. Hiện nay là Phó GĐ Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa.
Trần Cao Nguyên, Trần Xuân Vận: tiến sỹ, quê quán xóm Thịnh cường – xã Đức Long.
Họ Nguyễn thôn Long Lập.
IV: Cá nhân tiêu biểu:
1,Võ Khắc Phụng: Trung tá phó tư lệnh F 10 quân đoàn 3.( liệt sỹ).
2, Nguyễn Đức Hạnh- quê xóm Long Lập. (tiến sỹ). Chức vụ: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
3, Trần Chấn Uy – thac sỹ; quê quán xóm Lộc Phúc. Hiện nay là Phó GĐ Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa.
4, Trần Cao Nguyên, Trần Xuân Vận: tiến sỹ, quê quán xóm Thịnh Cường – xã Đức Long.
5, Trần Văn Bình (sinh năm 1956) quê xóm Thịnh Cường - Tiến sỹ. Chức vụ: Văn phòng Chính phủ; nay làm việc Phòng Luật Việt xô, số 105- Lê Lợi - Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
6, Trần Gia Các - quê xóm Tân Việt (thac sỹ) giảng viên Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang.
7, Trần Văn Kỳ- Thạc sỹ ( quê xóm Phượng Thành). nay là phó Bí thư huyện ủy Đức Thọ.
8, Trần Xuân Khương – thac sỹ - Viện khoa học vật lý Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh.