Xã Tân Dân được sáp nhập năm 2020 từ 2 xã Đức Long và Đức Lập, có diện tích đất tự nhiên 1.722,36 ha, dân số trên 7000 nhân khẩu (2.385 hộ) sinh sống trên địa bàn 12 thôn. Là xã thuần nông, nhân dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng bào theo đạo Thiên chúa có 329 hộ (1.108 nhân khẩu). Đảng bộ xã có 20 chi bộ (12 chi bộ nông thôn, 5 chi bộ trường học, 1 chi bộ Công an xã và 1 chi bộ Trạm Y tế xã, 01 chi bộ quân sự). Tổng số đảng viên hiện nay là 583 đảng viên.
Nhân dân xã Tân Dân vốn giàu lòng yêu nước, cần cù, hiếu học, chịu khó. Thời kỳ nào cũng sản sinh ra những người tài giỏi, đức độ phục vụ đất nước, quê hương; Nhiều người con yêu nước, có công lao to lớn với dân tộc đã đi vào lịch sử của dân tộc, tiêu biểu như: Trần Văn Bút, Trần Văn Bích, Phạm Văn Lãng, ….
Phát huy giá trị truyền thống của quê hương, xã Tân Dân tiếp tục phát huy xây dựng phong trào thi đua phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững.
* Tên xã qua các thời kỳ:
Trước Cách mạng tháng tám đến 1956: xã Tân Dân.
Từ năm 1956 đến nay 2019: xã Đức Long, xã Đức Lập.
Từ năm 2020 đến nay sáp nhập xã Đức Long và Đức Lập thành xã Tân Dân.
Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp xã Bùi La Nhân, Thị Trấn Đức Thọ và Tùng Ảnh;
Phía Nam giáp xã Đức Đồng, Tân Hương;
Phía Đông giáp với xã Lâm Trung Thủy; An Dũng
Phía Tây giáp xã Hòa Lạc.
* Địa hình: Vùng Hạ Long, Tân Xuyên, Đồng Hòa là đồng bằng trồng lúa nước, 3 vùng còn lại bám chân núi cao hơn nhiều lần so với vùng Hạ Long. Có đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài của xã. Có đường Tỉnh lộ 5 chạy qua trung tâm xã và kênh Linh Cảm chạy bám Trà Sơn từ Bắc đến Nam. Có Hồ chứa nước Phượng Thành rộng 22,6ha nằm về phía Tây Bắc. Có chợ Bàu là trung tâm buôn bán giao lưu hàng hóa miền xuôi ngược.
I: Đặc điểm hình thành phát triển qua các thời kỳ:
- Trước Cách mạng tháng 8 là Làng Đồng Cường và Nhân Thi, Mỹ Xuyên, Đồng Hòa thuộc Tổng Đồng công Phủ Đức Thọ.
- Tháng 8/1945 thành lập 4 làng Nhân Thi; Đồng Cường; Mỹ Xuyên; Đồng Hòa thành xã Tân Dân – huyện Đức Thọ.
- Năm 1947 nhập thêm làng Kính Kỵ thuộc xã Nê lĩnh.
- Tháng 10/ 1953 xã Tân Dân được chia thành 2 xã: xã Tân Lập và xã Tân Dân.
Trước cách mạng tháng 8 chế độ phong kiến và Đế quốc nhân dân bị áp bức bốc lột nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân đứng lên đấu tranh khởi nghĩa giành thắng lợi, nhân dân làm chủ đất quê nhà.
1975 sau khi cuộc kháng chiến giành thắng lợi xã đã tiễn đưa gần 2000 thanh niên nhập ngũ vào quân đội và thanh niên xung phong, gần 600 dân công hỏa tuyến, trên 100 người con hy sinh cho Tổ quốc, gần 300 người đã để lại một phần xương máu và sức lực trên chiến trường.
Là địa bàn có vị trí quan trọng về chiến lược, có nhiều cơ quan đơn vị đầu não của Tỉnh, huyện, quân đội và các cơ quan khác của nhà nước đóng quân.
Sau 1975 nước nhà thống nhất, Đảng bộ và nhân dân cần cù sáng tạo lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng đổi mới phát triển đi lên. Đến năm 2020 chủ trường sáp nhập 2 xã Đức Lập và Đức Long thành xã Tân Dân.
Nay xã có 4 di tích được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gồm: Chùa Tiên lữ(2004), nhà thờ Trần Văn Bút-Trần Văn Bích (2007), Đền thờ Trần Diệu Toán (2015); Nhà thờ Phạm Văn Lãng (2024). Xã Tân Dân có hệ thống đường giao thông thuận lợi, có đường Quốc lộ 8A đi qua, tỉnh lộ 552, 554, đường sắt Bắc nam đi qua. Kinh tế xã nhà phát triển đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ.